Sa Pa
Sa Pa là một thị xã của tỉnh Lào Cai, cách Hà Nội khoảng hơn 300 km về phía Tây Bắc. Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất tại Việt Nam.
Một góc thị trấn Sa Pa năm 2006
Tên gọi của thị xã xuất phát từ tên thị trấn Sa Pa cũ. Thị trấn này ra đời vào năm 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện.
Một bản dân tộc H'mong tại Sa Pa
Tên "Sa Pả" là tên gọi của người dân vùng này xuất phát từ tiếng Quan thoại có nghĩa là "bãi cát", người Pháp viết là "Chapa", vì âm "S" phát âm cứng gần như "Ch" trong tiếng Pháp và "S" trong tiếng Việt chuẩn.
Thung lũng Mường Hoa
Thị xã Sa Pa có độ cao trung bình khoảng 1.500 m – 1.800 m so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 33 km và 317 km tính từ Hà Nội.
Ruộng bậc thang tại Sa Pa
Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Vùng ven thị xã Sapa
Từ trung tâm thị xã nhìn xuống có thung lũng Ngòi Đum ở phía đông bắc và thung lũng Mường Hoa ở phía đông nam.
Một bản H'mong bên cạnh chiếc cầu treo
Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn. Điều này làm cho phố núi thơ mộng này mang nhiều dáng dấp của một thành phố ở Châu u.
Nhìn từ Cổng Trời
Sa Pa có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.147 m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Đây là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương.
Đường xuống một bản dân tộc Tày tại Sa Pa
Ngoài ra, Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên khác như thác Bạc cao khoảng 200m, cầu Mây là một di tích lịch sử của người dân tộc, cổng Trời là điểm cao nhất mà đường bộ có thể đi tới để đứng ngắm đỉnh Phan Xi Păng, rừng Trúc, động Tả Phìn, bãi đá cổ Sa Pa nằm trong Thung lũng Mường Hoa.